Với tính cách thích chạy nhảy, nô đùa của cún cưng thì việc mắc phải tai nạn ngoài ý muốn không còn xa lạ. Mà trong các tai nạn đó, việc bị gãy chân là tai nạn nghiêm trọng nhất. Nếu cún gặp phải trường hợp này bạn phải làm sao?

KIỂM TRA
Đầu tiên hãy bình tĩnh và quan sát kĩ xem cún có dấu hiệu gãy xương không: chân biến dạng, không di chuyển được hoặc di chuyển khó khăn. Kèm theo là bị sưng, bong gân hoặc các cơ năng gặp trở ngại,…
Cún bị gãy xương bên ngoài thì dấu hiệu sẽ rất rõ rệt như chân bị biến dạng, tư thế bốn chân bất thường, chẳng hạn như chân bị ngắn lại, dài ra hoặc cong cong lại. Thông thường chúng bị tình trạng này là do hoạt động nặng hoặc bị chịu tác động ngoại lực.
Nếu bạn đã chuẩn đoán được cún bị gãy xương, thì hãy kiểm tra phần mềm xem mức độ tổn thương tới đâu nhé!
CHỤP X-QUANG
Bạn có thể đưa cún tới cơ sở thú y để bác sĩ chụp X-Quang. Xác định chính xác vị trí xương gãy để có phương pháp điều trị phù hợp. Hình ảnh cụ thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chữa trị và băng bó. Đối với trường hợp chụp X-quang mà vẫn không xác định được phần xương gã. Vài ngày sau có thể kiểm tra một lần nữa các khu vực bị ảnh hưởng.
CÁCH ĐIỀU TRỊ
– Trường hợp 1: Bong gân và bầm: Chườm nước đá và chai nước nóng vào chỗ bầm, bong gân và sai gân sẽ đỡ nhiều. Cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn.
– Trường hợp 2: Gãy xương: Có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần nhiều là tại ngã, bị đá, hay bị các con vật khác cắn và do nơi vết thương bị vật nhọn đâm vào. Trước khi muốn cứu thương, lấy rọ bịt mõm chúng lại. Ví dụ một con chó bị thương tích ở chân. Đặt chó nằm nghiêng và khám kỹ chân để xem thương tích. Nếu thấy rõ là chân bị gãy, thì lấy hai mảnh gỗ dẹt rộng và dài đủ vừa chân chó. Đặt một mảnh gỗ bên mặt trong và một mảnh gỗ bên mặt ngoài chân chó rồi buộc cả hai mảnh gỗ lại nguyên chỗ bằng một dải băng gạc. Xong đem chó đến bác sỹ thú y. Nếu không bó đỡ được chỗ xương gãy, đặt chó vào một cái cáng chắc chắn và đem tới bác sỹ.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHỔ BIẾN:
- Cố định bên ngoài: Thông thường là cố định bên ngoài và cố định bên trong. Cố định bên ngoài bao gồm cố định bằng thạch cao, nẹp và băng. Nẹp và băng sẽ giúp cố định phần bị gãy, tránh việc cún cưng hoạt động nhiều.
- Cố định bên trong: dùng đinh, ốc…Tùy thuộc vào tình trạng của cún cưng mà lựa chọn phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài các phương pháp trên, cũng có thể sử dụng giá cố định bên ngoài, tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém, hiện nay vẫn chưa áp dụng nhiều tại các cơ sở thú y.