Cách phòng và chữa trị bệnh viêm dạ dày – ruột ở chó

Ở Việt Nam chúng ta xem chó như là “thú cưng”, và ở không ít nhà nuôi chó và xem nó như một người bạn, một thành viên trong gia đình.  Vậy nên khi chú chó dễ thương, tinh nghịch mắc bệnh và chết mà chủ nhân không biết lý do có vẻ sẽ rất đau lòng đúng không? Cùng tham khảo một vài bệnh thường gặp để chăm sóc những chú cún cưng của bạn thật tốt nhé!

cach-phong-va-chua-tri-benh-viem-da-day-ruot-o-cho

Nguyên nhân gây bệnh ở cún?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày – ruột song có một số nguyên nhân chính như:

  • Do virut: Parvovirut, virut gây bệnh carê, virut gây viêm gan truyền nhiễm chúng xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa phá họai niêm mạc dạ dày và ruột.
  • Do vi khuẩn, vi trùng: E.Coli, Leptospira, Salmônella ( nhiễm do ăn và uống nước có chứa)…
  • Ngòai ra còn có thể do kí sinh trùng hoặc do ăn phải nấm và chất độc.

Biểu hiện nào để bạn nhận ra bệnh ở cún?

Những ngày đầu mắc bệnh “bé” sẽ bỏ ăn, mệt mỏi, uống nhiều nước, có hiện tượng sốt từ 39,5 đến 40 độ C, kèm theo các cơn run rẩy. Sau đó “bé” nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, lúc đầu tào bón sau đó phân lõang có màu  xám xanh hay đen, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, phân có mùi rất tanh. Khi mắc bệnh “bé” sẽ đau vùng bụng nhiều lúc này có thể đã lan xuống ruột già.

Khi có biểu hiện đau bụng chúng ta nhận biết bằng cách thấy bé nằm ở tư thế hai chân trước chống lên, bụng sôi họăc chướng nhẹ.

Do quá trình bệnh “bé” bị nôn mửa và tiêu chảy liên tục nên sẽ bị mất nước rất nhiều. Điều đó sẽ dễ dàng nhận ra với biểu hiện: mắt trũng, bụng thóp, da nhăn.

Nếu không phát hiện và điều trị cho “bé” sớm sẽ chết trong vài ngày.

Khi mắc bệnh này, nếu không được chữa trị và chăm sóc chu đáo “bé” sẽ có nguy cơ chết lên đến 90 – 100% trong thời gian 3-4 ngày. Nếu chữa trị muộn khi bé lành bệnh cũng có thể bị viêm dạ dày mãn tính. Thể bệnh này làm chó bị gầy do thiếu máu vì kém ăn, thường bị tiêu chảy hay táo bón.

Cách điều trị bệnh?

Chúng ta nên biết nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị cho quá trình trị bệnh đạt hiệu quả cao. Nhưng nếu không biết nguyên nhân chúng ta nên làm theo cách sau:

– Nên trợ sức nâng cao sức đề kháng cho bé từ đầu đến cuối liệu trình.

  • Xử lí triệu chứng:

+ Ngừng ăn 24h đầu chỉ chó uống nước.

+ Truyền dung dịch nước sinh lí mặn ngọt để bù cho lượng nước và chất điện giải đã mất (đây là biện pháp tốt nhất).

+ Dùng Anticholinergic và thuốc an thần như Chlopromazin hoặc metocloprami. Cắt nôn bằng Atropinsunfat 0.1% hay Seduxen tiêm bắp hoặc cho uống.

+ Nếu “bé” bị đau bụng nhiều thì dùng thuốc giảm đau Perimidine.

+ Trị tiêu chảy bằng một số loại thuốc hỗn hợp như: Kaolin và Pectin

+ Chống chảy máu: Vitamin K hay Vitamin C

Tùy vào mức độ nặng nhẹ, nguy cấp của các triệu chứng. Mà chúng ta nên chọn ưu tiên xử lí triệu chứng nào trước và sau.

  • Ở từng nguyên nhân bệnh mà chúng ta chọn cách dùng thuốc cho phù hợp nhất.

Cách phòng bệnh

Phòng bệnh lúc nào cũng là cách tốt nhất để tránh thiệt hại về sức khỏe của “bé” và vật chất của chủ đúng không?

Vậy chúng ta phòng bệnh như sau:

  • Cho “bé” ăn thức ăn nấu chín, không ăn thịt và trứng sống (đồ sống rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn) .
  • Không cho ăn thức ăn bị hư hỏng, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
  • Tẩy giun sán định kỳ bằng Ivemectin 3tháng/1lần.
  • Tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus.

Vậy là chúng ta đã có cách trị một căn bệnh khá phổ biến ở cún. Các bạn nên quan tâm “bé” nhiều hơn và cách tốt nhất vẫn là đưa bé đi khám ở các cơ sở thú y đáng tin cậy nhé.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Yeucho.vn
Logo
Enable registration in settings - general