Bệnh viêm giác mạc ở chó

Mọi hoạt động của chó đều cần đến đôi mắt vì chúng chỉ có nô đùa và chạy lung tung, nghịch ngợm. Chúng không thể thích nghi như con người nếu như không có mắt. Vì vậy mắt là bộ phận rất quan trọng với chúng.

benh-viem-giac-mac-o-cho

Có rất nguyên nhân có thể tác động đến mắt và làm tổn hại mắt của chó. Trong đó, bệnh viêm giác mạc xảy ra khá phổ biến trong 6 loại bệnh lý phổ biến ở mắt chó: viêm loét giác mạc, sa tuyến mí mắt thứ ba, chấn thương mắt, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, tăng nhãn áp.

Viêm giác mạc là loại bệnh thường bị mắc phải ở chó có độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Độ tuổi càng nhỏ thì tốc độ phát triển bệnh càng nhanh. Và đặc biệt bệnh này thường mắc phải ở giống chó Shepherd của Đức.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh này. Nguyên nhân nền tảng có thể là do ánh sáng cực tím, sương mù… Những chú chó sống trong các căn hộ tầng trên cao, khoảng cách từ nơi ở xuống đến mặt đất quá xa. Cũng sẽ dễ mắc bệnh này hơn những chú chó sống ở tầng thấp, thậm chí khi mắc bệnh thì tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Dựa trên các nghiên cứu, chiếu xạ của tia cực tím khiến cho các kháng nguyên của giác mạc nhạy cảm dễ bị thay đổi và nhiễm trùng.

Do bụi, hóa chất, cào gãi hay lông đâm vào giác mạc làm kích ứng, viêm nhiễm dễ dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, vi nấm. Ngoài ra, viêm giác mạc còn có thể do lông quặm, do khô giác mạc kéo dài, do hậu quả của bệnh care, bệnh viêm gan truyền nhiễm. Do đó nếu thấy viêm loét giác mạc cần được chẩn đoán và điều trị kịp. Chậm trễ sẽ gây loét giác mạc sâu, gây mũ nội nhãn dẫn đến thủng giác mạc và mất thị lực.

TRIỆU CHỨNG

  • Giai đoạn đầu: vùng ngoài giác mạc mắt sẽ bị tụ máu, dần dần hình thành các mô thịt màu đỏ hoặc màu trắng.
  • Ngoài ra, cũng có những trường hợp bắt đầu từ phần bên trong giác mạc. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ càng nặng và lan ra toàn bộ giác mạc dẫn đến mù lòa.

CÁCH ĐIỀU TRỊ

Đối với giống Shepherd của Đức thì không thể chữa dứt điểm bệnh này! Nhưng vẫn phải điều trị để khống chế các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa mù lòa.

  • Sử dụng thuốc đặc hiệu để giảm viêm bên trong mắt. Tùy vào giai đoạn phát triển bệnh mà sẽ sử dụng những loại thuốc và cách điều trị khác nhau.
  • Trong những trường hợp thông thường, có thể điều trị liên tiếp trong một vài ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm. Nhưng có trường hợp phải điều trị đến vài tuần. Nếu có quá nhiều kết tủa giác mạc làm cản trở tầm nhìn, phải dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát sự phát triển của bệnh. Làm giảm tốc độ phát triển bệnh.
  • Không cho cún dụi mắt vì điều này chỉ khiến bệnh phát triển nhanh và làm nhiễm trùng sâu hơn.
  • Nên đưa cún đến bác sĩ thú y để đưa ra phác đồ điều trị bệnh.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Yeucho.vn
Logo
Enable registration in settings - general